Giáo trình Hán ngữ 2 – Tập 1 Quyển Hạ: Phiên bản 3 [PDF, MP3]

96.000 1.000.000 

Thông tin sách:

  • Kích thước: 19×26.5 cm
  • Năm xuất bản: 2022
  • Số trang: 197
  • Tác giả: Dương Ký Châu (Chủ biên)
  • Nhà xuất bản: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

→ Xem bản mẫu file scan màu đẹp như sách gốc có thể in ra sách: Pages From Giáo trình Hán Ngữ 2 Phiên bản 3

→ Xem trọn bộ 6 cuốn Giáo trình Hán ngữ Phiên bản 3

Giáo trình Hán ngữ 2 – Tập 1 – Quyển Hạ Phiên bản 3 nằm trong bộ giáo trình Hán Ngữ 6 cuốn phiên bản 3 năm 2022 của tác giả Dương Ký Châu, xuất bản bởi Nhà xuất bản Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh. Sách đang được sử dụng làm giáo trình giảng dạy chính tại rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng và các khối học ngôn ngữ tiếng Trung tại các trường THPT tại Việt Nam.

→ Xem cuốn Giáo trình Hán ngữ 2 – Tập 2 Quyển Hạ Phiên bản mới xuất bản 2020, nếu các bạn đang học cuốn này

Giáo trình Hán ngữ 2 có gì đặc biệt?

  • Bộ Giáo trình Hán ngữ mới này là phiên bản đã được chỉnh sửa mới nhất năm 2022.
  • Bộ giáo trình gồm có 6 cuốn, chia thành 3 tập, mỗi tập được phân chia thành quyển thượng, quyển hạ.
  • Người học sẽ học quyển thượng trước, quyển hạ sau.
  • Thông qua Giáo trình Hán ngữ 1 – tập 1 – Quyển Thượng, các bạn đã được học 15 bài đầu tương ứng với 15 chủ đề gần gũi trong cuộc sống.
  • Các kiến thức trong tập 1 khá cơ bản, phù hợp với những bạn mới bắt đầu học tiếng Hán.
  • “Giáo trình Hán ngữ 2 – tập 1 – Quyển Hạ ”  gồm 10 bài học, nhưng có độ khó cao hơn so với Hán ngữ 1.

Nội dung sách

Tiếp nối Giáo trình Hán ngữ 1, Giáo trình Hán ngữ 2 bao gồm những chủ đề mở rộng hơn từ cuốn giáo trình này:

  • Bài 16: Tôi đi bưu điện gửi bưu phẩm
  • Bài 17: Bạn ấy đang làm gì đấy
  • Bài 18: Tôi đi siêu thị mua đồ
  • Bài 19: Có thể thử được không?
  • Bài 20: Chúc bạn sinh nhật vui vẻ
  • Bài 21: Ngày mai chúng ta xuất phát lúc 7h15
  • Bài 22: Tôi định mời giáo viên dạy tôi kinh kịch
  • Bài 23: Trong trường có ngân hàng không
  • Bài 24: Tôi muốn học thái cực quyền
  • Bài 25: Cô ấy học rất giỏi

Bên cạnh Giáo trình Hán ngữ Quyển 2, bạn đọc cũng có thể tham khảo trọn bộ Giáo trình Hán ngữ phiên bản mới bằng tiếng Việt tại đây.

Combo khi mua giáo trình Hán ngữ 2 phiên bản 3

  • Tặng giải thích chi tiết nội dung từng bài từ bài 11 đến bài 20
  • Tặng giải thích tổng hợp ngữ pháp giáo trình Hán ngữ 4 phiên bản mới
  • Tặng file nghe giáo trình Hán ngữ 4 phiên bản mới
  • Giáo viên hỗ trợ giải thích trực tiếp các vấn đề chưa hiểu của giáo trình.

Vì sao các bạn nên học cùng cuốn sách này?

Với những bạn đang tự học tiếng Trung hoặc tự ôn luyện sau những giờ học trên lớp thì cuốn sách Giáo trình Hán ngữ Quyển 2 hoàn toàn phù hợp. Các bài học được biên soạn theo chương trình thống nhất, phù hợp với trình độ Sơ cấp, các kiến thức đều ở mức cơ bản nhất. Đây là bước đầu tiên của người học tiếng Trung, nên việc tạo sự thú vị trong bài học để người học quan trọng hơn kiến thức. Tập 2 gồm 10 bài học với các chủ đề đa dạng trong cuộc sống như: Học tập, sinh hoạt hàng ngày, bưu điện, ăn uống,… Mỗi bài học gồm 5 phần:

  • Bài khóa
  • Từ mới
  • Chú thích
  • Ngữ pháp, ngữ âm
  • Luyện tập

Thông qua mỗi bài học các bạn được học đầy đủ các kiến thức, bắt đầu mỗi bài các bạn nên tự học từ phần một đến phần 5, không nên nhảy cóc qua các phần để đạt được hiệu quả cao nhất.

1. Bài đọc

Bài khóa ở Tập 1 quyển hạ này (từ bài 16 đến bài 25) chủ yếu là những đoạn hội thoại thực tế, ngoài ra có biên soạn một vài đoạn văn trần thuật.

Bài khóa là một phần quan trọng nhất trong giáo trình, và cũng là nội dung giảng dạy chủ yếu trên lớp. Bài khóa là môi trường để ứng dụng ngữ pháp và từ vựng. Ngữ pháp là cấu trúc khung khi thiết kế bài khóa và cũng là một sợi dây liên kết ngầm. Tách riêng khỏi bài khóa, ngữ pháp sẽ không còn môi trường để ứng dụng. Hoạt động giảng dạy tiếng Hán trên lớp ở giai đoạn sơ cấp nên kết hợp cả ba yếu tố này trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc ngữ pháp tiếng Trung từ dễ đến khó. Phải giúp cho học viên hiểu ngữ cảnh sử dụng câu, để sinh viên từng bước nắm được cách biểu đạt câu từ cho chính xác trong từng ngữ cảnh cụ thể.

Mục đích của chúng ta là lấy ngữ pháp làm kim chỉ nam cho việc học bài khóa, thông qua kỹ xảo như đọc diễn cảm, đọc thuộc, viết lại bài khóa… để nâng cao kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho sinh viên và củng cố khả năng giao tiếp xã hội bằng tiếng Hán. Việc giảng dạy trên lớp nên chú ý tập trung cho học viên nghe, đọc, nói lại bài khóa. Tất cả các phần như từ mới, chú thích, và ngữ pháp đều phục vụ cho việc dạy và học bài khóa.

2. Từ mới

Ở Tập 1 của bộ giáo trình có tổng cộng hơn 1600 từ mới. Tiêu chí lựa chọn những từ này chính là tần suất sử dụng thường xuyên của nó. Hơn nữa mỗi bài chỉ có một lượng từ nhất định. Trên lớp, các thầy cô hãy giảng dạy từ mới trong câu bởi chỉ có câu và bài khóa mới có khả năng quy định tính duy nhất về nghĩa của từ.

3. Chú thích

Phần chú thích trong giai đoạn ngữ âm chủ yếu giới thiệu kiến thức cơ bản về ngữ âm tiếng Hán. Còn ở giai đoạn ngữ pháp và mẫu câu, chủ yếu giới thiệu và giải thích một số kiến thức trọng điểm về ngôn ngữ và bối cảnh văn hóa Trung Quốc. Đối với những câu có điểm ngữ pháp xuất hiện trong bài khóa nhưng chưa được giải thích, hãy để sinh viên được hiểu nghĩa thông qua phần dịch nội dung chú thích.

4. Ngữ âm, ngữ pháp

Bộ giáo trình dành 10 bài để giảng dạy ngữ âm. Nhưng nói một cách nghiêm túc, việc luyện tập ngữ âm, ngữ điệu cần phải xuyên suốt cả giai đoạn sơ cấp. Tầm quan trọng của việc luyện tập ngữ âm là rất lớn và cần đặc biệt nhấn mạnh. Phải lưu ý rằng, ở giai đoạn mẫu câu và đoạn văn, việc giảng dạy ngữ âm cần được tiến hành kết hợp với việc luyện đọc to và học thuộc bài khóa. Các bài luyện đọc ngữ âm được thiết kế trong phần bài tập chỉ mang tính chất gợi ý.

Phần ngữ pháp của giáo trình sẽ không quá chú trọng tính hệ thống, thế nhưng nó được biên soạn theo nguyên tắc từ dễ đến khó, nắm bắt dần dần. Vì vậy, nếu không hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy của Tập 1 và Tập 2 mà giảng dạy ngay vào Tập 3 sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Cần nhấn mạnh rằng, bộ giáo trình này dựa vào cấu trúc ngữ pháp tiếng Hán để giảng dạy bài đọc, dạy sinh viên nói tiếng Trung theo kết cấu ngữ pháp.

Do đó, việc giải thích ngữ pháp cần ngắn gọn, rõ ràng, đơn giản, mạch lạc, bắt đầu từ cấu trúc ngữ pháp rồi giải thích ngữ nghĩa, chức năng, ngữ dụng; dạy sinh viên cách vận dụng ngữ pháp để nói, viết, biểu đạt tiếng Hán.

Trên lớp, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp hình tượng, trực quan như tranh ảnh, động tác, phần mềm máy tính… để giảng giải các hiện tượng ngữ pháp, giúp sinh viên nắm bắt ý nghĩa, chức năng và ngữ cảnh của từng điểm ngữ pháp nhằm nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Hán của sinh viên.

5. Luyện tập

Các bài tập trong giáo trình chú trọng nguyên tắc học tập đi từ lý giải, mô phỏng, ghi nhớ, thành thạo rồi đến ứng dụng. Các dạng bài tập bao gồm bài tập lý giải, bài tập mô phỏng và bài tập giao tiếp,… hỗ trợ cả nhu cầu học trên lớp lẫn nhu cầu tự học ở nhà. Giáo viên có thể ứng dụng linh hoạt theo tình hình giảng dạy thực tế.

Giảng dạy tiếng Hán cho người nước ngoài khác với việc giảng dạy tiếng Hán cho người Trung Quốc ở chỗ, giảng dạy yếu tố ngôn ngữ không thể tiến hành độc lập. Quá trình giảng dạy các yếu tố ngôn ngữ chính là quá trình rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ. Trên lớp, giáo viên và sinh viên nên tương tác, kết hợp giảng dạy lẫn thực hành.

Cho dù là dạy ngữ âm, ngữ pháp, mẫu câu hay từ vựng, đoạn văn đều cần tuân thủ nguyên tắc thực hành là hàng đầu, giao tiếp là chủ đạo, tinh giảng đa luyện. Có như vậy, chúng ta mới đạt được hiệu quả giảng dạy tối ưu.

Xem các cuốn trong bộ Giáo trình Hán ngữ 6 quyển Phiên bản 3 năm 2022:

→ Xem trọn bộ 6 cuốn Giáo trình Hán ngữ Phiên bản 3

Hy vọng cuốn Giáo trình Hán ngữ này sẽ giúp bạn học tốt tiếng Trung và thêm yêu ngôn ngữ này.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

Có thể bạn thích…

Sản phẩm đã xem

Không có sản phẩm xem gần đây
Lên đầu trang